Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì níu kéo cây đa thần mà bị đưa lên mặt trăng.
Đèn ông sao là món đồ chơi Trung Thu quen thuộc với tất cả các thế hệ người Việt.
Chiếc Đèn Ông Sao - một bài hát luôn vang lên trong các bữa tiệc trông trăng của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam khi vui đón Trung Thu. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên, ra đời năm 1956, khi ông đang dạy học tại Nam Ninh (Trung Quốc).
Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch. Ở phương Tây tất nhiên do chỉ dùng Dương lịch nên họ không có ngày tết Trung thu rồi.
Truyền thuyết Trung Quốc, Thỏ Ngọc là người bạn luôn đồng hành bên nàng Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh và trông coi cung trăng.
Từ thuở xưa, những chiếc bánh Trung thu truyền thống được tạo hình bằng khuôn gỗ, trên khuôn có khắc nổi biểu tượng của từng nghệ nhân/tiệm bánh.
Múa Lân - Sư - Rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong dịp tết Trung thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông.
Sự kiện thường niên này của thành phố biển Phan Thiết (Bình Thuận) diễn ra vào dịp Trăng rằm tháng 8, thu hút nhiều du khách tham gia được công nhận là lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam.
Đèn lồng kéo quân hay còn gọi là đèn cù có sáu mặt. Theo truyền thuyết, 6 mặt của đèn làm bằng giấy tươi sáng là biểu hiện cá tính của con người.