Số Pi là gì?
Ngày số Pi được công nhận vào ngày 14 tháng 3. Ngày này được chọn do 3 chữ số “3, 1 và 4” trùng với các chữ số đầu tiên của số Pi.
Tên Pi do chữ peripheria (perijeria) có nghĩa là chu vi của vòng tròn. Có kí hiệu là “π” - bắt nguồn từ chữ cái đầu tiên của từ “περίμετρος” (nghĩa là chu vi trong tiếng Hy Lạp).
Kí hiệu π được William Jones sử dụng lần đầu vào năm 1706 để tưởng nhớ đến nhà toán học Hy Lạp Ac-si-met là người đầu tiên tìm ra giá trị gần đúng của π. Ông sử dụng đa giác 96 cạnh và chứng minh được rằng giá trị của π là 3,1419.
“Pi” là tên của kí tự thứ 16 trong bảng mẫu tự Hy Lạp. Nó được định nghĩa như một hằng số, là tỷ lệ giữa chu vi và đường kính của một đường tròn.
Ngoài toán học, số Pi còn được ứng dụng trong kiến trúc, xây dựng và thiên văn học.

7 điều thú vị về số Pi bạn nên biết
Pi là một số vô tỉ, không bao giờ kết thúc và chuỗi số đó không bao giờ bị lặp lại.
Con số chính xác nhất của số Pi cho tới hiện tại là bao gồm 62,8 nghìn tỷ chữ số thập phân. Và nó được thực hiện bởi một siêu máy tính, và phải mất 108 ngày để thực hiện các phép tính.
Rajveer Meena (Ấn Độ) là người giữ kỷ lục thế giới về việc ghi nhớ nhiều chữ số thập phân nhất của số Pi. Ông đã nhớ lại chính xác 70.000 chữ số thập phân trong hơn 10 giờ.
Bạn có thể học thuộc số Pi nếu học theo câu văn dưới đây: "How I need a drink, alcoholic in nature, after the heavy lectures involving quantum mechanics!” (Tạm dịch: Làm thế nào tôi cần một thức uống, bản chất là rượu, sau những bài giảng nặng nề liên quan đến cơ học lượng tử!). Nếu bạn đếm số chữ cái trong mỗi từ trong câu này thì đó là 3,14159265358979.
Và nếu bạn viết ngược ba chữ số đầu tiên của số Pi (3,14), thì nó sẽ giống như “PIE”, cách gọi một loại bánh nướng hình tròn.
Số pi là con số quan trọng ở trong toán học. Bất kỳ nơi nào có hình tròn hoặc đường tròn sẽ đều có số pi xuất hiện. Vì thế bạn sẽ không thể giải quyết bài toán hình học mà không sử dụng đến số Pi. (thật là hình tròn!)
Số pi cũng được ứng dụng vào sóng âm, sóng biển, sóng ánh sáng. Còn ở thiên văn thì số pi dùng để nghiên cứu trái đất, chuyển động của quỹ đạo.
Nguồn tham khảo: hanoimoi.com.vn; VnExpress
Nhân ngày số Pi, chúc bạn học thuộc được dãy số Pi. Hãy xác lập kỷ lục cho bản thân nhé! Bạn còn biết sự thật thú vị nào khác về Pi không thì hãy để lại comment phía dưới nha.