
Từ trước đến nay, các cuộc thi hoa luôn được xem như đấu trường nhan sắc danh giá dành cho các người đẹp đến từ mọi quốc gia, là một món ăn tinh thần giải trí không thể thiếu của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trải qua nhiều thập kỷ, các cuộc thi nhan sắc ngày càng nổ rộ kéo theo đó là những biến chất và bê bối bên lề của các thí sinh tham dự, đã ngày càng khiến giá trị vốn có của các cuộc thi nhan sắc này giảm sút.
“Cường quốc” quay lưng với hoa hậu?
Thời kỳ hoàng kim của các cuộc thi sắc đẹp ở Mỹ và Châu Âu đến trong khoảng thập niên 1960 – 1970, nhưng đến nay có thể dễ dàng nhận thấy những cuộc thi này không còn là “con cưng” tại chính nơi mà nó sinh ra, nhiều người thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của các cuộc thi sắc đẹp lớn nhất nhì thế giới này.
Tại Trung Quốc, các cuộc thi hoa hậu cũng từng bùng nổ và tạo thành cơn sốt vào những năm 1990. Tuy nhiên, hiện tại các cuộc thi này không còn là mối quan tâm hàng đầu của thị trường giải trí đã bắt đầu chuyển mạnh qua các sự kiện âm nhạc, điện ảnh.
Điều này cũng xảy ra tương tự tại Hàn Quốc, khi mà cuộc thi Hoa Hậu Hàn Quốc – cuộc thi sắc đẹp uy tín nhất của nước này cũng đã mất đi sức hút từ 10 về trước.
“Cơn sốt” tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á?
Trái với tình trạng ế ẩm của các nước phát triển, các cuộc thi hoa hậu vẫn là mảnh đất màu mỡ với nhiều đang phát triển nói chung trong đó có Việt Nam. Trang Sashes&scripts phải thốt lên rằng: “Dường như trong thập kỷ này, chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của châu Á như một cường quốc của các cuộc thi”. Điều này thể hiện rõ qua các bài viết, bình luận trên các fanpage diễn đàn về tin tức các cuộc thi vô cùng sôi nổi. Hầu hết hình ảnh của các thí sinh Đông Nam Á thường có lượt like và tương tác vô cùng cao. Trên MXH, các hội nhóm bàn về sắc đẹp, bàn về thí sinh phát triển rất mạnh với độ tương tác khủng và bàn luận sôi nổi.
Các cuộc thi hoa hậu ngày càng biến chất?
Nhà thơ Dương Kỳ Anh - người khai sinh cuộc thi Hoa hậu Việt Nam ái ngại bày tỏ: “Tôi thấy hiện nay, nhiều cuộc thi không rõ mục đích và quy mô tổ chức nhưng vẫn dùng danh xưng hoa hậu. Điều này đã làm mất đi tính chất nghiêm túc của những cuộc thi và gây ra những hiểu lầm với công chúng trong thời gian gần đây… Cuộc thi nào cũng gọi là hoa hậu thì sẽ loạn danh xưng, đừng kiểu “ra ngõ gặp hoa hậu” như thời gian qua”.
Càng nhiều người thuộc các nước phát triển nhận ra rằng các cuộc thi Hoa Hậu thực chất là hạ thấp phẩm giá phụ nữ, xem phụ nữ như một vật trưng bày di động để chấm điểm và kiếm lợi cho ban tổ chức. Chỉ một số nước vẫn còn kém phát triển như Đông Nam Á hay Venezuela là vẫn tích cực và hào hứng tổ chức các cuộc thi này, với ham muốn dung sắc đẹp để đổi đời, giàu sang. Thậm chí một số cuộc thi hoa hậu lợi dung sự quan tâm của các nước để tăng follow tăng like, thậm chí người sáng lập cuộc thi Miss Grand International gần đây đã gây tranh cãi khi có những phát ngôn không đúng đắn về các thí sinh cũng như tranh cãi về giải thưởng.
Vậy thì, Beauty contests còn là sân chơi bổ ích hay không? Chung quy lại thì các cuộc thi hoa hậu cũng chỉ là hình thức giải trí đơn thuần như thể thao, âm nhạc, phim ảnh. Việc ngừng thần thánh hóa các cuộc thi hoa hậu này cũng phần nào giúp cho “cơn sốt” người đẹp này trở nên dịu lại và góp phần định hình lại giá trị của các cuộc thi như thế này.