Quốc tế Thiếu nhi tưởng như gần gũi với mỗi chúng ta (vì ai cũng từng là trẻ con mà), vậy mà có những bí ẩn chưa chắc ai cũng biết về ngày này nha!

- Ngày 1-6 không phải “Quốc tế” Thiếu nhi?
Ngày 1-6 không phải ngày mà cả thế giới coi là Quốc tế Thiếu nhi. Liên Hợp Quốc thực chất còn quyết định Ngày Thiếu nhi Thế giới (World Children’s Day) là ngày 20-11 để kỉ niệm ngày đưa ra Tuyên bố về Quyền trẻ em (20-11-1959). Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc cũng để mỗi quốc gia thành viên tự quyết định ngày dành cho trẻ em. Bởi vậy, theo nghĩa đen thì 1-6 không hẳn là “Quốc tế” Thiếu nhi nha!
Tháng 8-1925, Hội nghị Thế giới vì Hạnh phúc Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1-6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi (International Children’s Day). Cùng với một số nước Xã hội chủ nghĩa và các nước khối Liên Xô cũ, Việt Nam chọn ngày này là ngày dành cho Trẻ em.
Các nước trên thế giới cũng đều có ngày Thiếu nhi riêng. Tại Mỹ, ngày dành cho trẻ em là Chủ nhật thứ 2 của tháng 6. Ấn Độ có ngày Thiếu nhi là 14-11. Các nước Trung Phi lại chọn 25-12 để kỉ niệm ngày dành cho thiếu nhi. Ở Hàn Quốc, ngày này là 5-5 (May Day). Nhật Bản còn có hẳn hai ngày Thiếu nhi, một cho bé trai (5-5) và một cho bé gái (3-3)…
- Ngày Thiếu Nhi bắt đầu khi nào?
Vào Chủ nhật thứ 2 của tháng 6, năm 1857, mục sư Charles Leonard của một nhà thờ tại Chelsea, Massachusetts đã tổ chức một nghi lễ đặc biệt dành cho trẻ em. Đây được coi là khởi nguồn của ngày dành cho Thiếu nhi. Tuy nhiên lúc đó, mục sư đã gọi ngày hôm đó là Rose Day (Ngày hoa hồng), sau đó đổi thành Flower Sunday (Ngày chủ nhật hoa).
- Thổ Nhĩ Kì là nước đầu tiên công nhận Ngày Thiếu nhi là ngày lễ quốc gia.
Trước cả khi 1-6 hay 20-11 được tuyên bố là ngày dành cho Thiếu nhi toàn thế giới, Thổ Nhĩ Kì thậm chí đã tuyên bố 23-4 là ngày Trẻ em, và cũng coi ngày này là một Ngày lễ quốc gia (National Holiday). Hằng năm, nước này đều tổ chức Lễ hội Thiếu nhi (Children’s Festival) vào 23-4.
—