Câu hỏi hiệu chỉnh (calibrated question) là một khái niệm còn cực kỳ mới và khó hiểu đối với nhiều người. Tuy nhiên, chúng lại khá dễ sử dụng và mang lại hiệu quả vô cùng tích cực (đặc biệt là khi kết hợp với một vài kỹ thuật khác). Chúng có thể khiến người đối diện trở nên thân thiện, gần gũi với bạn hơn; họ sẽ sẵn sàng mở lòng và dẫn đường cho bạn đến với mục tiêu mà bạn muốn đạt được (trong trường hợp này là tăng lương). Dạng câu hỏi này lần đầu được nêu ra bởi nhóm Thiên Nga Đen (The Black Swan group) mà trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến là chuyên gia đàm phán con tin của FBI: Chriss Voss.

Bạn thường làm gì khi muốn tăng lương?
Vào phòng cùa sếp và nói “Sếp ơi, em muốn tăng lương” hay là “Sếp ơi, khi nào thì em được tăng lương ạ?” ? Khá khẩm hơn một tí thì “Em đã hoàn thành các chỉ tiêu này, đem về doanh thu, sếp có thể tăng lương cho em được không?” Là một người tự tin về khả năng deal lương của mình, mình xin trả lời bạn rằng 2 câu đầu tiên gần như là vô ích, thậm chí còn khiến sếp bạn bực bội hơn. Nhưng nếu bạn định nói một câu gì đó đại loại như câu 3 thì bạn đã đi đúng hướng rồi đấy 😉
Câu hỏi hiệu chỉnh là gì?
Hiệu chỉnh có nghĩa là chỉnh sửa, hay điều chỉnh những sai lệch cho chính xác. Câu hỏi hiệu chỉnh chỉ đơn giản là dạng câu hỏi được “đo ni đóng giày” cho từng người và từng trường hợp. Vì vậy, để đặt một câu hỏi hiệu chỉnh cho chuẩn thì bạn phải hiểu rõ tình hình đã. Nên lưu ý các điểm sau:
Doanh nghiệp/công ty làm việc vì lợi nhuận. Thật vậy, và thành quả lao động của bạn cũng chỉ như một món hàng mà thôi. Cho nên sếp sẽ không tăng lương cho bạn nếu bạn không có giá trị cao.
Bạn cần phải biết mục tiêu then chốt của sếp là gì. Như trên, để đạt được lợi nhuận cao hơn thì sếp bạn cần những gì? Phải tăng hay giảm những thứ gì? Quy trình hay sản phẩm nào cần phải được thay đổi để tối ưu hóa lợi nhuận?
Giá trị của bạn đến đâu? Bạn đem lại được gì? Cuối cùng, khi đã biết được hai điều trên thì bạn chỉ cần xem bản thân có thể đáp ứng được những điều đó hay không. Vậy là bạn sẽ tự chứng minh giá trị của mình với sếp, tự nhiên sếp sẽ muốn giữ chân bạn lại bằng nhiều cách khác nhau vì lúc này bạn là một phần quan trọng của tổ chức!
Hãy đặt “gánh nặng” giải thích lên người đối diện. Thay vì tư duy rằng nếu một bên thắng thì bên còn lại phải thua, hãy nghĩ rằng cả hai cùng đang giải quyết một vấn đề. Bạn phải làm gì để sếp hài lòng? Công ty phát triển? Và công ty phải làm gì để giữ chân bạn lại? Bạn và sếp đang giải quyết cùng một vấn đề, và sếp bạn là người hiểu rõ nó hơn. Hãy để sếp giải thích các mục tiêu cho bạn và thực hiện chúng.
Vậy thì câu hỏi hiệu chỉnh phải đặt ra là gì?
Hãy biến sếp thành một người “đưa đường dẫn lối” cho bạn. Thay vì đưa ra những yêu cầu hoặc hỏi sếp khi nào được tăng lương. Bạn phải hiểu rằng sếp bạn thừa biết là không có một đứa nhân viên nào vào phòng sếp mà không muốn nhờ vả gì cả! Hãy hỏi sếp rằng bạn có thể giúp gì cho sếp. “Điều gì là quan trọng nhất trong dự án lần này mà em có thể giúp được cho công ty?”, “Em muốn tham gia vào các hoạt động quan trọng và lớn hơn của công ty trong tương lai! Em phải làm gì để tham gia hay chuẩn bị sẵn sàng ạ?”
Dù là bất kỳ tình huống nào, những câu hỏi như trên cũng đã làm bạn khác hẳn với đám đông. Chúng cho thấy tư duy của bạn, bạn sẵn sàng làm việc, cải thiện và chứng tỏ giá trị bản thân trước khi đưa ra những điều kiện. Nếu sếp bạn là một người hiểu lý lẽ thì sếp sẵn sàng “vẽ đường cho bạn chạy”. Sau khi bạn hoàn thành những công việc trên, việc thương lượng về lương thưởng với sếp sẽ trở nên rất dễ dàng, vì sếp đã mở sẵn cánh cửa thành công cho bạn rồi 😉
Nhưng dĩ nhiên, đời thì không bao giờ như mơ. Không phải ai cũng đủ thông minh để dẫn bạn đến thành công. Không phải ai cũng nghĩ về tương lai lâu dài. Lời khuyên chân thành của mình trong các trường hợp đó là chạy ngay và luôn, vì họ chẳng giúp ích được gì cho sự nghiệp hay tương lai của bạn đâu.
Tại sao bạn cần phải tin mình?
Thật sự thì mình chả có gì để bạn phải tin cả. Mình chỉ là một kỹ sư phần mềm bình thường, đã từng có cơ hội ngồi ở cả vị trí tuyển dụng và xin việc; nên mình luôn tự tin vào khả năng thương thuyết cũng như deal lương của bản thân. Ở team hiện tại, mình là người được tăng lương nhiều và thường xuyên nhất. Là founder của Talkie, mình cũng trải qua nhiều lần thương thuyết với các đối tác. Nhưng dĩ nhiên, chẳng có gì đáng để khoe, bằng chứng là chẳng mấy ai biết đến Talkie cả 🤣
Nhưng không sao, tất cả lý thuyết này đến từ các chuyên gia như Chriss Voss. Nếu bạn vẫn chưa tin, mời bạn đến khóa học về Thương Thuyết do chuyên gia, thạc sĩ Lê Thái Dương @DuongLee trực tiếp giảng dạy. Vào 19h30 thứ 2 ngày 25/4/2022 khóa học sẽ giảng dạy về kỹ năng này (cũng như các kỹ năng khác để kết hợp thật hiệu quả) chuyên sâu hơn, cùng với nhiều tình huống và ví dụ khác nhau nhằm giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và thương thuyết.
Link sự kiện: WORKSHOP 1: NGHỆ THUẬT THƯƠNG THUYẾT - DIỄN GIẢ LÊ THÁI DƯƠNG
Link đăng ký: https://bit.ly/dondangkikhoahoctalkie
