lananhpham
Đúng rồi đó bạn ưi, hiệu ứng mỏ neo hay thiên kiến mỏ neo (Anchoring Bias) đều là nó. Mình có thể đưa ra một số thông tin về Hiệu ứng mỏ neo để bạn đọc thử nhá
Hiệu ứng mỏ neo/Thiên kiến mỏ neo (Anchoring Bias) là gì?
Hiệu ứng mỏ neo hay thiên kiến mỏ neo là hiện tượng một người bị phụ thuộc quá nhiều vào phần thông tin đầu tiên mà họ biết, họ thường sử dụng thông tin đầu tiên đó làm điểm neo, cơ sở tham chiếu hoặc điểm bắt đầu. Điều này có tác động lớn đến quyết định của họ và khiến họ xem xét vấn đề không được khách quan.
Trường hợp làm việc nhóm của bạn có thể nói là khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là với các bạn trẻ luôn đó.
Trước đây cũng có nhiều thí nghiệm, nghiên cứu khoa học về hiệu ứng mỏ neo này rồi.
Ví dụ như thí nghiệm của Amos Tversky và Daniel Kahneman (1974) tiến hành một thử nghiệm trên hai nhóm học sinh trung học.
Nhóm đầu tiên được yêu cầu tính phép tính: 8 × 7 × 6 × 5 × 4 × 3 × 2 × 1
Nhóm thứ hai thì tính phép tính: 1 × 2 × 3 × 4 × 5 × 6 × 7 × 8
Cả hai nhóm đều có 5 giây để đưa ra câu trả lời. Do bị giới hạn về thời gian, mọi người đưa ra kết quả một cách ước tính, và họ sử dụng ‘mỏ neo’ là con số đầu tiên để đưa ra ước tính đó.
Kết quả cho thấy nhóm đầu tiên ước tính câu trả lời là 2.250. Ngược lại, nhóm thứ hai ước tính con số thấp hơn nhiều là 512 (Kết quả đúng là 40,320). Có thể thấy, khi có mỏ neo với con số đầu tiên cao hơn thì nhóm 1 ước tính kết quả cao hơn, nhưng cùng phép tính đó nhưng với con số đầu tiên thấp hơn thì kết quả ước tính cũng thấp hơn.

Ảnh hưởng của hiệu ứng/thiên kiến mỏ neo?
👩Ảnh hưởng cá nhân
Khi chúng ta bị neo vào một con số hoặc kế hoạch cụ thể, chúng ta sẽ gặp khó khăn khi lọc và cập nhật thông tin mới, dần có thể làm sai lệch nhận thức của chúng ta về vấn đề.
Khiến chúng ta miễn cưỡng thực hiện những thay đổi quan trọng đối với kế hoạch của mình, ngay cả khi tình hình bắt buộc phải thực hiện.
⚙Ảnh hưởng mang tính hệ thống
Thành kiến mỏ neo có thể dẫn đến nhiều thành kiến nhận thức khác như: ngụy biện về kế hoạch (planning fallacy) - chúng ta sẽ nương theo và phát triển kế hoạch ban đầu bằng những thông tin tốt, bỏ qua thông tin xấu, không giải quyết được các vấn đề còn tồn tại dẫn đến kế hoạch dễ bị thất bại; hay hiệu ứng tiêu điểm (spotlight effect) - coi bản thân là nhân vật chính, ưu tiên chọn lọc thông tin thuận theo ý kiến bản thân và xem nhẹ các yếu tố bên ngoài.
Nghe là thấy k khách quan miếng nào rồi đúng k :vvv
Cách khắc phục Hiệu ứng mỏ neo/Thiên kiến mỏ neo (Anchoring Bias)
Thật ra thiên kiến mỏ neo không có cách khắc phục hoàn toàn, vì vốn dĩ nó đã nằm trong tiềm thức rồi, hiểu nôm na là nó đã tự xảy ra trước khi bạn ý thức được nó luôn cơ và chúng ta không thể ngăn cản nó được.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm giảm ảnh hưởng của thiên kiến mỏ neo bằng một số phương pháp sau:
📌 Khi tiếp cận 1 mỏ neo (hay thông tin đầu tiên được đưa ra), trước khi tiếp tục phát triển hay chuyển sang bước tiếp theo, bạn hãy tự đưa ra những lập luận tìm hiểu về mỏ neo và chống lại mỏ neo đó bằng các câu hỏi như:
+ Từ đâu có được thông tin đó?
+ Thông tin đó hình thành như thế nào
+ Tại sao thông tin đó lại như vậy?
+ Tại sao nó bất hợp lý và bất hợp lý ở điểm nào?
📌 Trong môi trường đội nhóm, bạn cần có 1 người/1 số người luôn đưa ra các luận điểm nhằm phản biện lại những vấn đề được nêu ra, điều này sẽ giúp cả nhóm không bị cuốn theo thông tin ban đầu.
Còn ví dụ trong trường hợp ý kiến đó đã được mọi người đồng ý rồi, hãy quay lại bước tiếp cận mỏ neo ở trên để tiếp tục phản biện xem nó chưa ổn chỗ nào để đưa ra giải pháp và khắc phục.
Hi vọng thông tin mình đưa ra sẽ giúp bạn khắc phục phần nào nhé