daisy_99
Mình chia sẻ một số phương pháp mà mình từng tìm hiểu và áp dụng nhé. Hiện tại, mình đang quản lý chi tiêu của bản thân khá hiệu quả và không còn trong tình trạng thiếu hụt tiền khi chưa hết tháng nữa.
Bạn có thể chia thu nhập của mình thành “6 chiếc lọ”, hay gọi dễ hiểu là 6 quỹ tài chính hoàn toàn tách biệt nhau. Mỗi khi được bố mẹ gửi tiền, có lương, thưởng, thu nhập ngoài luồng, bạn hãy tổng hợp hết lại và chia thành 6 quỹ để dễ dàng quản lý thu chi.
Tham khảo tại: vietstock
- Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo của người Nhật
Đây là một trong những cách quản lí chi tiêu mình rất thích. Thường, người Nhật có thói quen kỷ luật, quản lý thời gian, quản lý tài chính,… họ có cách quản lý tài chính hiệu quả bằng phương pháp đơn giản: Ghi lại tất cả những gì mình đã chi tiêu theo những phân loại cụ thể. Họ gọi cuốn sổ ghi chép ấy là Kakeibo.
Đó là một cuốn sổ ghi chép tài chính, tuy nhiên Kakeibo không đơn thuần chỉ là một sự liệt kê hàng ngày những gì liên quan đến tài chính: thu, chi, nợ. Khi bạn ghi lại mỗi ngày, sẽ nâng cao thói quen ghi lại và quản lý thói quen thu chi của bản thân. Dần dần, trong quá trình ghi chép bạn sẽ dần hiểu được mình đang chi tiêu như thế nào: Có thể bạn đang tiêu quá nhiều tiền cho ăn uống, hay chưa dành đủ tiền cho công việc nâng cao kiến thức, học tập,… Nhận biết được những khoản chi tiêu lãng phí, thiếu hợp lý sẽ giúp bạn điều chỉnh hiệu quả cách chi tiêu của mình, từ đó hoàn thành được mục tiêu tiết kiệm đã đề ra.
Tham khảo tại: kilala
Đây là phương pháp quản lý chi tiêu đơn giản. Nguồn thu vào được chia thành 2 phần, lần lượt với các tỷ lệ như sau:
- 20% nguồn thu để tiết kiệm hay dành cho những chi phí phát sinh (ốm đau, bệnh tật). Đây là quỹ “đóng băng”, tuyệt đối không nên sử dụng để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân.
- 80% còn lại để chi trả cho những nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn chưa đi làm để tự lập tài chính mà vẫn còn phụ thuộc vào tài chính được cung cấp từ bố mẹ thi bạn có thể giảm 10 – 15% cho quỹ tiết kiệm. Tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu mà bạn nên điều chỉnh con số này sao cho phù hợp.
Mình prefer ứng dụng Money Lover hơn nhé, vì giao diện đơn giản, dễ sử dụng nè.
Cuối cùng, điều quan trọng mình muốn chia sẻ là bạn cần phân định rõ ràng CẦN và MUỐN để có thể chi tiêu thích hợp. Nên kỷ luật bản thân một cách nghiêm túc, có mục tiêu chi tiêu rõ ràng và không sống buông thả nhé.