Đại dịch Covid-19 vừa qua đã làm thay đổi mọi mặt kinh tế chính trị và đời sống xã hội toàn cầu và không một ai có thể phủ nhận điều đó. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước và các tổ chức chính phủ đều cần có phản ứng và thích nghi kịp thời với những biến chuyển sau đại dịch nhằm không để mình tụt lại phía sau. Các cuộc cách ly xã hội đã làm thay đổi một cách đáng kể thói quen tiêu dùng của mọi người và buộc các doanh nghiệp phải linh hoạt ứng phó và thay đổi để bắt kịp với xu hướng này.
Mua hàng online đã dần thay thế các hình thức mua hàng trực tiếp

Nguồn: Internet
Trước khi đại dịch bùng nổ, xu hướng tiêu dùng online đã phổ biến khá rộng trong cộng đồng nhưng mãi đến khi Covid-19 xảy ra thì xu hướng này mới thật sự bùng nổ một cách choáng ngợp. Có thể thấy cách ly xã hội đã góp một phần công sức không nhỏ trong việc tạo ra thói quen mua hàng online cho người tiêu dùng ngay cả đối với những người chưa bao giờ tiếp xúc với hình thức này.

Nguồn: Internet
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi nhờ ảnh hưởng từ việc thực hiện giãn cách xã hội. Chính vì vậy, các thương hiệu và nhà bán hàng đều chủ động tham gia kênh bán hàng trực tuyến nhằm tìm kiếm mức tăng trưởng cao hơn. Các sàn thương mại điện tử ghi nhận những con số người truy cập tăng vọt, thời gian sử dụng internet trung bình cũng tăng với tốc độ chóng mặt tất cả nhằm đáp ứng những nhu cầu mua sắm hàng ngày. Ngay cả những mặt hàng tưởng chừng như chẳng bao giờ có kênh mua sắm online như thực phẩm tươi sống, rau củ quả,… thì nay cũng đã ồ ạt mở website đăng bán trực tuyến. Đại dịch đã làm thay đổi cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và cả cách mua sắm của chúng ta.
Tiền điện tử “soán ngôi” tiền mặt
Nhờ sự nhanh chóng tiện lợi, tránh tiếp xúc trực tiếp giúp ngăn ngừa được nguy cơ lây nhiễm bệnh mà các loại tiền điện tử được ưu ái hơn trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19. Nhà nước và chính phủ cũng đưa ra các chính sách khuyến khích người dân sử dụng tiền điện tử nhờ đó người tiêu dùng cũng tỏ ra ủng hộ và quen dần hơn với các hình thức thanh toán online qua thẻ tín dụng, ví điện tử và nhận thấy rằng chúng mang lại sự thuận tiện và nhiều ưu tiên hơn so với sử dụng tiền mặt. Từ đây, các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ trước đây chỉ nhận thanh toán tiền mặt cũng phải ra sức thay đổi để thích nghi bằng cách chấp nhận nhiều hình thức thanh toán đa dạng hơn để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Nguồn: Einvoice.vn
Dự báo sau khi dịch bệnh kết thúc, xu hướng tiêu dùng thông qua tiền điện tử vẫn sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong bối cảnh xã hội ngày càng trở nên hiện đại. Đây có thể được xem như là một xu thế tất yếu trong giai đoạn phát triển của kinh tế thế giới.
Nhìn vào những gì đã diễn ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng cả thế giới đang chuyển mình thay đổi và đại dịch lịch sử này là một cột mốc quan trọng làm nên điều đó. Nếu có ai đó hỏi rằng sau đại dịch thế giới có quay trở lại bình thường như trước đây không thì câu trả lời chắc chắn là không. Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu này, thế giới sẽ bước sang một trang mới và phát triển theo một hướng mới đòi hỏi mỗi cá nhân đều phải thay đổi để phù hợp với thời đại và để mình không bị tụt lại phía sau.