Đây là nỗi khổ không của riêng ai đâu nha 🤣 Trừ mấy bạn có trí nhớ tốt thì hầu như ai cũng bị hết trơn, mình cũng hay bị vậy lắm.
Mình có tìm hiểu được 1 số lý do khiến chúng ta hay quên tên người khác như sau:
1. Tên người là thông tin ‘tùy ý’ (arbitrary information)
Não bộ của chúng ta có tính liên kết và chúng ta học hỏi những điều mới dựa trên việc kết nối các thông tin với nhau.
Ví dụ thường thấy nhất là hồi đi học, việc thầy cô hay chỉ mấy cái mẹo để nhớ nhanh như “uể oải” dùng để nhớ 5 nguyên âm trong tiếng anh (a, e, i, o, u). Hay câu “thần chú” dùng để nhớ dãy kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học “khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu” (K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au).

Sự liên kết hình thành khi bạn kết hợp những thứ ‘tùy ý’ với điều mình ‘quen thuộc’. Tuy nhiên, tên của một người mới quen lại là mẩu thông tin tùy ý mà bạn không thể kết nối với những thứ mình đã biết từ trước.
Đó là lý do mà chúng ta quên tên người khác dù tự nhủ là mình cần phải nhớ 💁♀️. Ký ức của con người được tạo ra dựa trên sự liên kết mà chúng ta hình thành với thông tin mới, chứ không phải là mức độ mà ta muốn nhớ tới nó.
2. Mã hóa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn thường gặp khó khăn
Bạn có thể hình dung não chúng ta như bộ nhớ máy tính vậy đó, chúng ta có bộ nhớ ngắn hạn (short-term memory) và dài hạn (long-term memory), tương tự như RAM và ổ cứng của máy tính.
Quá trình mà thông tin được chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn được gọi là ‘mã hóa’. Nếu quá trình mã hóa thành công, thông tin sẽ được lưu trữ tại bộ nhớ dài hạn để bạn có thể lục lại khi cần (retrieval).
Còn nếu bạn quên tên ai đó thì đó là lỗi của việc mã hóa hoặc truy hồi thông tin đang xảy ra trong não bộ của bạn rùi 🤣

Một kinh nghiệm của mình để nhớ tên của người khác là phải ráng chèn tên vào cuộc trò chuyện nhiều nhất có thể, ví dụ: “Mai ơi, mình có thể mượn cái bút của Mai không”, Mai ơi thế này Mai ơi thế nọ, lặp đi lặp lại là não tự nhớ thôi ă bạn 😘
Tham khảo: vietcetera